vietinfo di động
Thư mục
Việt Nam

Sự im lặng khó hiểu của chính quyền Việt Nam

Cập nhật lúc 19-10-2009 02:47:40 (GMT+1)
Lũ cướp đang chặn bắt 1 tàu cá của ngư dân Việt

Sau vụ Trung Quốc bắt tàu đánh cá Việt Nam đòi tiền chuộc, vụ mới nhất xảy ra vào đêm 26 tháng 9 khi lính hải quân nước này tiếp tục trấn lột các nạn nhân là ngư dân Việt Nam khi những ngư dân này cho thuyền của họ vào tránh bão tại đảo Hữu Châu thuộc chủ quyền Việt Nam nay đang nằm trong tay Trung Quốc.

Vấn đề trấn lột tàu đánh cá Việt Nam từng gây nhiều tranh cãi trong nước nay lại được đặt ra chính thức trên báo chí Việt Nam, vốn chưa bao giờ được phép công khai vấn đề đuợc xem là nhạy cảm này. Mặc Lâm có bài viết sau đây mời quy vị theo dõi

Ngày 9 tháng 10 vừa qua trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị tác giả Doãn Khởi đã đi một bài viết chi tiết kể lại chuyện 200 ngư dân của huyện đảo Lý Sơn và Bình Châu bị lính Trung Quốc cướp của và đánh người trong khi họ đang cho tàu vào tránh bão tại đảo Hữu Châu, còn được người Việt quen gọi là cảng Cần Cẩu vì nơi đây có rất nhiều cần câu của Trung Quốc. Đảo này nằm trong nhóm đảo Hoàng Sa nay đã bị Trung Quốc chiếm đóng và đặt căn cứ hải quân.

Có chăng 1 sự kỳ thị khi chỉ ước hiếp người Việt

Sau bài báo của Sài Gòn Tiếp Thị được đăng hai ngày rồi lấy xuống hôm mùng 10 tháng 10, ngày 14 tháng 10 mạng VietnamNet đi tiếp một bài khác cũng thuật lại những việc xảy ra với các nhân chứng sống khác, trong đó có ông Nguyễn Văn Bay, là người trở về cùng 10 thuyền viên trên tàu QNg-5012.  Ông Bay kể lại với phóng viên Việt Hà của Đài Á Châu tự Do chúng tôi những việc mà ông và các thuyền viên trên tàu gặp phải.

Tất cả ghe của mình neo ngoài khơi, nhìn từng đoàn tàu của Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản chậm rãi vô tránh bão mà lòng ông xốn xang không thể tả. Sự chờ đợi không thể kéo dài vì bão mỗi ngày một đến gần hơn. Đến chiều thì sóng gió ngày một dữ dằn, gió lớn thổi mạnh, ông Lưu quyết định đánh liều
(Ông Nguyễn Phụng Lưu)

Ông Nguyễn Văn Bay : Sau khi mà bão đã tan rồi đó là nó đi kiểm tra thì chúng tôi lạy. Tất cả những cái mà mình sử dụng trên biển được giữ gìn sạch sẽ thì sau này đến ngày 12 âm (lịch) thì mới vác ra, vác ra thì đúng ra là bị vô nước bộn đó anh. Thực tế ra thì mình đã được nó phóng thích rồi nhưng mà nó lấy tất cả đồ đạc hết. Nhưng mà bữa nay về tới được quê hương rồi đó anh.

Các nhân chứng kể lại rằng khi thấy ghe Việt Nam đến, lính trên đảo nổ súng cảnh cáo khiến một số ghe đi đầu lập tức vòng ra xa để tránh đạn. Nhiều chủ ghe đã gọi về đồn biên phòng tỉnh Quảng Ngãi nhờ can thiệp để cho ghe của họ được vào cảng trú bão. Biên phòng nhận lời và dặn thêm là đừng lo chuyện đồ đạc tư trang, vì vào núp bão sẽ không ai lấy gì. Sau những lời động viên này nhiều chiếc ghe mỏng manh đã quay mũi trở lại đảo Cần Cẩu với hy vọng lính Trung Quốc sẽ động lòng cho họ vào trú bão.

Thực tế diễn ra không đúng lòng kỳ vọng của họ, lính Trung Quốc tiếp tục bắn ra và những chiếc ghe khốn khổ này lại cuống cuồng bỏ chạy.

Ông Nguyễn Phụng Lưu một nạn nhân trong vụ này ngậm ngùi kể lại : Tất cả ghe của mình neo ngoài khơi, nhìn từng đoàn tàu của Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản chậm rãi vô tránh bão mà lòng ông xốn xang không thể tả. Sự chờ đợi không thể kéo dài vì bão mỗi ngày một đến gần hơn. Đến chiều thì sóng gió ngày một dữ dằn, gió lớn thổi mạnh, ông Lưu quyết định đánh liều kêu gọi mọi người đồng loạt chạy vào đảo mặc kệ lính Trung Quốc có bắn thẳng vào họ. Cái chết trước mắt vì sóng gió khiến những ngư dân tội nghiệp không còn chọn lựa nào khác, họ chạy thẳng vào đảo với hy vọng mỏng manh là lính Trung Quốc sẽ tha cho họ.

Hải quân Trung Quốc chỉ là bọn thảo khấu?

Sau ba ngày ba đêm nằm an toàn trong cảng, không bị ai kiểm tra, những ngư dân này mừng thầm cho là tai qua nạn khỏi nhưng khi đoàn tàu tránh nạn nhổ neo chuẩn bị rời cảng thì bất ngờ một tàu chiến Trung Quốc mang số hiệu 1312 đứng chắn ngang đường. Đồng thời một nhóm người lạ mặt mặc sắc phục hải quân Trung Quốc với súng ống trên tay cùng búa tạ, rìu, xà beng…nhảy sang các tàu của bà con ngư dân để kiểm tra giấy tờ và lục soát.

Chúng vừa đập phá vật dụng trên tàu vừa đánh người, vừa tra khảo như một bọn cướp biển mà người ta thường thấy trên phim ảnh. Hết chiếc này đến chiếc khác, ngư dân trên mười bảy chiếc ghe phần đông bị đánh, có người bị đánh đến ngất xỉu, máy móc, thức ăn bị cướp, thùng phuy chứa nước ngọt của họ bị búa băm thủng, thúng nghề neo theo thuyền bị chặt thủng đít.

Họ lục soát để kiếm cái gì thì không ai biết, chỉ biết rằng đám người hùng hổ này bắt đầu một cuộc phá hoại không thương tiếc. Chúng vừa đập phá vật dụng trên tàu vừa đánh người, vừa tra khảo như một bọn cướp biển mà người ta thường thấy trên phim ảnh. Hết chiếc này đến chiếc khác, ngư dân trên mười bảy chiếc ghe phần đông bị đánh, có người bị đánh đến ngất xỉu, máy móc, thức ăn bị cướp, thùng phuy chứa nước ngọt của họ bị búa băm thủng, thúng nghề neo theo thuyền bị chặt thủng đít. Cứ thế mọi người quỳ gối trứơc bọn chúng không hết bàng hoàng.

Tài sản của những ngư dân nghèo khổ này không đáng là bao nên chừng như chưa hài lòng, nhóm người Trung Quốc đã thẳng tay tra khảo em Hợp và em Tâm là con của những ngư dân trên tàu để mong lấy được những vật liệu đi biển khác mà những kẻ trấn lột đang tìm kiếm.  

Bức tranh toàn cảnh đã cho thấy sự vô nhân của những kẻ mạnh.

Có vũ khí trên tay nên những kẻ này không cảm thấy luật pháp quốc tế đang nhìn vào chúng. Hành động từ chối nạn nhân vào lãnh thổ mình tránh bão đã đủ để toà án quốc tế kết án huống chi vừa bắn đuổi vừa cướp giật thì chỉ có thể giải thích rằng đây là một bọn thảo khấu chứ không phải là quân đội của một nước lớn và đang phát triển như Trung Quốc.

Có vũ khí trên tay nên những kẻ này không cảm thấy luật pháp quốc tế đang nhìn vào chúng. Hành động từ chối nạn nhân vào lãnh thổ mình tránh bão đã đủ để toà án quốc tế kết án huống chi vừa bắn đuổi vừa cướp giật thì chỉ có thể giải thích rằng đây là một bọn thảo khấu chứ không phải là quân đội của một nước lớn và đang phát triển như Trung Quốc.

Phải chịu đựng đến bao giờ

Luật sư Nguyễn Hồng Hải, chủ tịch luật sư đoàn Hà Nội cho biết ý kiến của ông như sau:

LS Nguyễn Hồng Hải :Lần này không hề là lần đầu tiên nữa mà đã một số lần rồi mà bên phía Trung Quốc họ bắt các tàu đánh cá Việt Nam và thậm chí họ bắt để đòi tiền chuộc, v.v. Trong trường hợp như là những ngư dân Việt Nam đánh cá thì trong mọi trường hợp theo như là các công ước quốc tế bây giờ khi mà dạt vào thì quốc gia đó phải tạo điều kiện thuận lợi cho người ta và giúp đỡ người ta, bất kỳ đấy mà không những theo quy định của luật pháp quốc tế mà nó còn mang tính nhân đạo. Việc này rõ ràng là nếu như phía Trung Quốc có những hành vi như thế rõ ràng là đã không tuân thủ theo các quy định của pháp luật quốc tế và đồng thời đi ngược lại cái chủ nghĩa nhân đạo, và người đang theo đuổi nó là hoàn toàn có thể có quyền yêu cầu các tổ chức hoặc là các cơ quan có thẩm quyền của phía Việt Nam, của phía Trung Quốc, hoặc là của Liên Hiệp Quốc để mà can thiệp chuyện này ạ.

Việt Nam chưa có dấu hiệu nào cho thấy sẽ đưa các vụ như vừa nêu ra trước Toà Án Quôc Tế. Dư luận chỉ theo dõi và lên án một cách thụ động còn nhà nước thì chưa có một chính sách hữu hiệu nào để đối phó.

Việt Nam chưa có dấu hiệu nào cho thấy sẽ đưa các vụ như vừa nêu ra trước Toà Án Quôc Tế. Dư luận chỉ theo dõi và lên án một cách thụ động còn nhà nước thì chưa có một chính sách hữu hiệu nào để đối phó. Trong vài ngày nữa, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ công du Bắc Kinh và có dư luận đặt câu hỏi rằng nếu ông Dũng mạnh mẽ bãi bỏ cuộc công du này để nói lên lòng phẫn nộ của cả dân tộc thì liệu Trung Quốc sẽ nhìn lại chính sách của họ trong vấn đề này như thế nào?

Các nhà quan sát chính trị cho rằng câu hỏi này xem ra quá khó cho một chính sách đã được soạn thảo trong nhiều năm qua. Thế nhưng nếu nhìn ra toàn cầu thì có nước nào chịu lệ thuộc nước lớn một cách khó hiều như vậy ngoại trừ Việt Nam?  Đây cũng là một câu hỏi không dễ trả lời đối với giới lãnh đạo tại Việt Nam  hiện nay.

Theo RFA

Tin liên quan
Lựa chọn vietinfo di động

VietInfo Group

Liên hệ gửi bài: BBT@vietinfo.eu
Liên hệ quảng cáo: quangcao@vietinfo.eu ,
Tel.:+420 777 007 989 (chỉ liên hệ quảng cáo)

Vietinfo.eu được phát hành theo giấy phép và luật thông tin của EU.

Copyright © 2008 - 2024 VietInfo Group

Chọn hiển thị:

Chọn khổ chữ: