vietinfo di động
Thư mục
Séc-Slovakia

Vì sợ bệnh viện, người Việt rất thận trọng với sức khỏe của mình

Cập nhật lúc 03-12-2020 04:01:01 (GMT+1)
Viet Do Pham. Foto: reportermagazin.cz/

Luật sư 29 tuổi Viet Do Pham sinh ra ở Việt Nam nhưng lớn lên và đi học ở Séc. Là thành viên Hội doanh nghiệp Việt Nam trẻ và sở hữu công ty cung cấp giầy nâng chiều cao cho nam giới. Từ mùa Xuân đã phán đoán trước khả năng làn sóng virus corona thứ hai và những hạn chế mới sẽ xảy ra. Vì thế đã kịp thời hủy hợp đồng thuê mặt bằng ở địa chỉ đắt tiền và cắt giảm những chi phí không cần thiết. “Người Việt bao giờ cũng biết cách thích ứng,” luật sư trẻ nói trong phỏng vấn với tạp chí Reportér.

Cộng đồng Việt Nam nhìn nhận ra sao các biện pháp phòng chống virus corona ở Séc trong mùa Thu này?

Tương tự như hồi mùa Xuân. Người Việt tương đối quen với các biện pháp nghiêm ngặt và nhất là quen đeo khẩu trang. Mùa Xuân là những người đầu tiên dự trữ trong cửa hàng và cũng đeo cẩn thận.

Vì sao vậy?

Bởi đã quen mang khẩu trang, kể cả khi không có chỉ thị. Họ ý thức được rủi ro lây nhiễm và tôi nhìn nhận thấy khác biệt trong khía cạnh này giữa người Việt và người Séc. Khi ở Việt Nam chính phủ ban hành các biện pháp y tế, người dân chấp hành.

Trong mùa Xuân nhìn thấy tình đoàn kết vô cùng, hỗ trợ may khẩu trang và giúp đồ ăn điểm tâm cho lực lượng cứu hộ. Nay thì sao?

Hiện nay phản ứng theo nhu cầu của mùa Thu, tổ chức quyên góp mua máy trợ thở cho bệnh viện. Nhưng ở đây còn một vấn đề quan trọng nữa, hiện đang thu hút sự chú ý của cộng đồng chúng tôi ở Séc. Miền Trung Việt Nam đang hứng chịu bão lũ khổng lồ, nhiều người chết, tài sản bị hủy hoại mức độ vô cùng lớn, nông nghiệp trì trệ…Cho nên quyên góp khác cũng về hướng đó.

Trong mùa Xuân Việt Nam khống chế thành công virus corona. Nguyên nhân vì sao?

Ngay sau khi xuất hiện biểu hiện covid đầu tiên, Việt Nam đóng cửa biên giới với Trung Quốc. Bất cứ ai có biểu hiện lây nhiễm lập tức cách li và nhiều khi không chỉ gia đình người đó, mà luôn cả phố. Cực kỳ thận trọng khi tiếp xúc với người bệnh, nghiêm khắc với nhau. Nhưng cũng cần phải nói, là tầm vóc y tế ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với ở đây. Ở Việt Nam đừng có đổ bệnh, vì không ai muốn phải vào bệnh viện. Không như ở Séc, nơi bạn được bệnh viện chăm sóc tử tế và bạn biết, là mình trong vòng tay lương y.

Ở đó ra sao?

Bệnh viện thường không có ví dụ dịch vụ ăn uống. Bác sĩ chữa cho bạn, nhưng còn lại gia đình phải tự lo. Mang đồ ăn, tắm rửa, thay đồ cho bạn, vì bệnh viện không đủ công suất cho các dịch vụ như vậy. Khi bệnh viện quá tải, người bệnh phải nằm cả ngoài hành lang, nhiều người nằm chung một giường, cả mặc dù bị bệnh khác nhau. Đừng nên có những trải nghiệm như vậy, vì thế cho nên ai cũng thận trọng. Tôi cũng bất đắc dĩ phải thú nhận, là ở đó vẫn tồn tại hệ thống tham nhũng hối lộ để được ưu tiên chăm sóc tốt hơn.

Ở Việt Nam có nói về khả năng miễn dịch cộng đồng?

Không, tất cả đều muốn tránh xa người bị bệnh và chờ khi nào có vắc-xin. Ở Séc có câu hỏi lớn, liệu nên tiêm chủng hay không vì nguy cơ hiệu ứng phụ, nhưng ở Việt Nam chắc chắn tất cả sẽ tiêm chủng, nếu khi nào vắc- xin tồn tại. Sẽ xếp hàng dài.

Tôi cân nhắc, xem nên tiếp tục nói về cộng đồng Việt Nam sống ở Séc như thế nào? Thế hệ trẻ với cội gốc châu Á có coi mình là người Séc?

Đó là đề tài rất phức tạp, nhưng hết sức thời sự. Thế hệ người Việt Nam trẻ được gọi là trẻ chuối, vì vẻ ngoài vàng, nhưng trong lòng trắng. Vì thế nhiều người trẻ phải đấu tranh với bản thân, xem mình là ai. Bố mẹ là người Việt, sống ở Cộng hòa Séc, vè ngoài là người Việt, nhưng tư duy như người Séc. Khi về Việt Nam, xã hội sở tại không hoàn toàn tiếp nhận, vì là người ngoại quốc từ hải ngoại. Và ở đây thì người Séc chủ yếu nhìn nhận chúng tôi là người ngoại quốc.

Còn anh thì sao?

Tôi cũng đã có quãng đời tương tự, khi tự tìm câu trả lời. Tôi tư duy bằng Séc ngữ, nhưng bề ngoài Việt Nam. Tôi mang cả hai quốc tịch Séc và Việt nam. Nhưng cuối cùng quả quyết, là sẽ không quan tâm tới nữa, xem mình thuộc về đâu trong hai nhóm ấy. Mà tôi muốn nói, rằng chúng tôi là nhóm đặc thù mới- sắc tộc trẻ chuối, mà tôi thấy là cách ngắn gọn nhất.

---

Là thành viên Hiệp hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam, hiện nay các bạn đang giải quyết vấn đề gì?

Chủ yếu chúng tôi cố gắng thông tin cho các hội viện của mình về tình hình hiện tại, các biện pháp phòng dịch ra sao và có thể giúp đỡ lẫn nhau thế nào. Vì giãn cách xã hội nên chúng tôi cố gắng tiếp xúc trên môi trường on-line. Một đồng nghiệp của chúng tôi thiết lập nền tảng ứng dụng, trên đó có kênh thông tin và khả năng gặp gỡ không cần tiếp xúc trực tiếp. Sẽ hướng đến người Việt Nam, khi cần bất cứ sự hỗ trợ nào.

Ví dụ?

Chẳng hạn khi ai đó nhận được thư, nhưng không hiểu. Chụp lại và gửi, chúng tôi dịch giúp, cố vấn cho. Chúng tôi cố giúp người đó định hướng. Từ xa cũng hơi phức tạp, nhưng người Việt tuân thủ qui định giãn cách xã hội. Không tụ tập cũng không thăm viếng, về phương diện này họ thực sự rất thận trọng.

Khủng hoảng corona virus ảnh hưởng ra sao đến kinh doanh của họ?

Tôi có rất nhiều bạn bè và cả thành viên hiệp hội mà trong năm nay bắt đầu kinh doanh, là điều vô cùng khó khăn. Nhưng cố gắng xoay sở mặc dù điều kiện khởi đầu vô cùng gian nan. Không thể hoạt động hết khả năng, nhưng nỗ lực. Người Việt bao giờ cũng biết cách thích ứng.

Anh có biết tình hình chợ Sapa của người Việt ở Libuš lớn nhất ra sao không?

Hạn chế chỉ còn những chỗ cấp thiết nhất trong chợ hoạt động. Một người bạn tôi làm hướng dẫn viên trong Sapa cho du khách từ xa tới, nhưng bây giờ phải tạm nghỉ. Cả mật độ người trong chợ hiện thấp hơn trước rất nhiều.

Cả các quầy trong Sapa cũng chuyển sang trực tuyến? Và trên phương diện này công ty Tamda là đối thủ ra sao?

Tamda là công ty hiện đại, phát triển nhanh chóng. Cung cấp cả hàng hóa trực tuyến và vận chuyển. Có chi nhánh lớn nhất ngay trong Sapa. Vấn đề của những người bán hàng khác trong Sapa, là họ không cung cấp dịch vụ như vậy. Vẫn chỉ cứ chờ, khi nào có ai đó trực tiếp đến và mua gì đó. Mặc dù vẫn có, nhưng mức độ không còn được như trước. Vì thế cùng với hiệp hội chúng tôi có dự án hình thành nền tảng ứng dụng, mà những người bán hàng ấy có thể đăng ký và bán hàng trực tuyến. (reportermagazin.cz/)

Hương Sen

Lựa chọn vietinfo di động

VietInfo Group

Liên hệ gửi bài: BBT@vietinfo.eu
Liên hệ quảng cáo: quangcao@vietinfo.eu ,
Tel.:+420 777 007 989 (chỉ liên hệ quảng cáo)

Vietinfo.eu được phát hành theo giấy phép và luật thông tin của EU.

Copyright © 2008 - 2023 VietInfo Group

Chọn hiển thị:

Chọn khổ chữ: