vietinfo di động
Thư mục
Séc-Slovakia

Cộng đồng Việt Nam ở Slovakia mong muốn trở thành thiểu số

Cập nhật lúc 17-08-2016 11:29:11 (GMT+1)
Ông Vũ Như Cương đến từ Hà Nội. ẢNh: Peter Korček

Theo báo điện tử Život.sk, cộng đồng Việt Nam sinh sống ở Slovakia đang chuẩn bị đề nghị để được công nhận là dân tộc thiểu số. Thành công của những người đồng hương ở Cộng hòa Czech là tấm gương để họ noi theo.

Život.sk viết: Cho tới thời điểm người Việt Nam và Belarus đồng thời đề nghị vào năm 2013, tại CH Czech có 12 dân tộc thiểu số: Bulgaria, Croatia, Hungary, Đức, Ba Lan, Slovakia, Serbia, Di Gan, Rusín, Nga, Hy Lạp và Ukraine.

Hai lần hai điều kiện

Để nhóm nào đó có thể trở thành dân tộc thiểu số ở Czech, cần đáp ứng hai điều kiện. Cộng đồng ấy trên quê hương mới phải hình thành từ lịch sử, nhưng thời gian cụ thể ra sao không qui định rõ, và có đủ lượng thành viên mang quốc tịch Czech, và số lượng là bao nhiêu cũng không có qui định chính xác. Như chúng ta đã biết, và điều đó chúng ta có điểm chung, là người Việt Nam đã tới Tiệp Khắc trước đây chủ yếu để học tập và quá trình di dân của họ tiếp tục đáng kể sau năm 1989.

Vào thời điểm công nhận tại Czech có khoảng 65 nghìn người Việt Nam đang sống và làm việc. Chủ yếu ở Praha, Karlovy Vary và vùng lân cận nhất là tại Cheb. Vậy có lợi ích gì khi có qui chế dân tộc thiểu số ở đất nước xa lạ? Tại Czech các thiểu số ví dụ có quyền lợi môn tiếng mẹ đẻ trong trường học, giao tiếp với chính quyền bằng ngôn ngữ của mình, có thể yêu cầu tài trợ cho các hoạt động văn hóa và tri thức và trong những trường điều kiện nhất định có thể yêu cầu biển hiệu hai ngôn ngữ. Nhưng hiện nay thiểu số Việt Nam ở Czech chỉ còn hai yêu cầu từ lâu: môn học tiếng Việt Nam tự nguyện và khả năng hai quốc tịch con con cái, do bố mẹ Việt Nam sinh ra ở Czech.

Họ mong mỏi gì

Người Việt Nam nổi tiếng nhất ở Slovakia có lẽ là ông Vu Nhu Cuong (57 tuổi), mà thường được biết đến với cái tên Roman. Là chủ sở hữu văn phòng du lịch và nhà hàng Việt Nam và là một trong các chủ tịch đại diện cho các nhóm người Việt Nam ở Slovakia, chịu trách nhiệm vùng thủ đô Bratislava và lân cận. Ông ta nằm trong những người đang nỗ lực để cho cộng đồng Việt Nam ở Slovakia được công nhận qui chế dân tộc thiểu số. Đề nghị vẫn chưa được đưa ra, nhưng những gì ông ta bày tỏ thể hiện điều ấy. “Chúng tôi đã cân nhắc điều đó từ lâu, nhưng trước đây ba năm khi chính phủ Czech công nhận Việt Nam là dân tộc thiểu số, đã thức tỉnh chúng tôi. Ở Slovakia chúng tôi có khoảng 5 nghìn người, nhưng nếu như có hỏi tôi về những lợi ích có thể mang lại cho chúng tôi, bản thân tôi cũng chưa hiểu. Nhưng tôi chỉ biết, là chúng tôi muốn ở lại đây vĩnh viễn, hội nhập vào văn hóa sở tại, sống giữa những người bản địa và đóng góp vào cộng đồng ấy,” Vu Nhu Cuong giải thích.

“Nếu chúng tôi muốn, để nước sở tại chấp nhận chúng tôi là thiểu số, thì chúng tôi trước hết phải tốt và tôi nghĩ, là chúng tôi tốt. Chúng tôi là những người lịch sự, không ầm ĩ, đa số con cháu chúng tôi đến trường học Slovakia. Thế hệ thứ hai của chúng tôi về bản chất đã là người Slovakia, vì bây giờ khi ia giữa đám trẻ Việt, thấy toàn nói tiếng Slovakia. Mong muốn của chúng tôi, là để người sở tại không coi chúng tôi là ngoại quốc, mà như người của mình. Để người Slovakia nói- người Việt là của chúng ta.”

Về phương diện tín ngưỡng đa số người Việt theo đạo Phật, mà có thể hành lễ cả ở nhà. “Mỗi ngôi nhà, căn hộ, mỗi người Việt Nam ở nhà mình có ban thờ. Chúng tôi lễ ông bà, bố mẹ, tất cả những ai đã không còn sống trên đời với chúng tôi. Cả tôi mỗi sáng trước khi ra khỏi nhà, đều thắp hương cho bố. Đạo Phật không bắt buộc điều gì, chỉ khuyên nhủ.”

Từ phương diện thực tiễn ông ta nhìn thấy đồng thời khả năng xây dựng chùa Phật cả có thể lẫn không thể thực hiện. “Theo tôi biết, để người nước ngoài có thể xây dựng chùa chiền của mình, cần phải có 50 nghìn chữ ký, là điều chúng tôi không thể thực hiện. Như đã nói, chúng tôi chỉ có 5 nghìn người và trong số đó khoảng một nửa đã có quốc tịch Slovakia. Nên chắc chúng tôi muốn có ngôi nhà Việt Nam, nơi chúng tôi có thể gặp gỡ nhau, khi ví dụ chúng tôi có Tết Nguyên Đán. Tương tự như Vietnam House ở Hungary hay ở Czech”.

Bản thân người Việt đã có kinh nghiệm phong phú về dân tộc thiểu số ở quê hương mình. Trong đất nước gần 100 triệu người, có 64 dân tộc thiểu số. “Trong đó có cả người Thái, Mông, Hoa, Triều Tiên và nhiều dân tộc thiểu số vùng cao với ngôn ngữ riêng. Mỗi vùng có tiếng nói của mình, văn hóa khác, người miền Bắc nói giọng khác, dân Sài Gòn giọng khác…Trên phương diện chính thức, nghĩa là truyền hình, trong quốc hội, cơ quan công quyền và trường học, tất cả đều nói tiếng Việt. Thậm chí cả tên địa phương cũng không có song ngữ- cùng lắm là tiếng Việt và tiếng Anh vì khách du lịch.”

Không có gì để đòi hỏi

Ông Cuong định cư tại Slovakia từ thời theo học trường kỹ thuật y tế, từ năm 1976. Tại sao ông ta lại thích ở Slovakia, trong khi có thể sống ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới? “Không phải là tôi nịnh Slovakia, nhưng đúng là đa số người dân Slovakia dễ chịu, là dân tộc tuyệt vời, hữu hảo, đã cho chúng tôi cơ hội để có thể sống và làm việc ở đây. Và ở đây chúng tôi sống, lao động, kinh doanh, mỗi người tự chăm sóc lấy mình, không có chuyện là tôi ốm đau đấy, nhà nước lo cho tôi đi, chúng tôi không là gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội,” ông ta nói về lí do cho lựa chọn của mình, mà chắc còn phải tính đến cả mối quan hệ gia đình, bởi vợ ông ta là người Slovakia. Ở Việt Nam ông Cuong cũng có nhà và bất cứ lúc nào cũng có thể trở về.

“Còn những gì ở đây làm tôi thích? Ngoài con người còn thiên nhiên tuyệt vời và phong tục tập quán tốt đẹp, nhiều nơi nghỉ dưỡng và nguồn nước vô cùng sạch sẽ. Thậm chí nhiều khi tôi ngạc nhiên tự hỏi, vì sao dân Slovakia phải đi ra thế giới, khi ở đây có bao nơi tuyệt đẹp,” ông Cuong kể tiếp về những điểm ưu tiên mà vì thế quyết định ở lại Slovakia.

“Mới đây tôi đến Terchovej, tiếp đại sứ Việt Nam, vì họ muốn những ngày nghỉ đi đâu đó ra ngoài Bratislava, họ muốn biết về nơi mình công tác. Thậm chí bà đại sứ của chúng tôi còn viết bài về Jánošík mà hồi tháng Một đã đăng báo ở Việt Nam. Ngoài ra tôi còn phù hợp với ẩm thực Slovakia, có những món ăn tuyệt ngon.”

Theo ông Cuong, sẽ rất vui nếu cộng đồng Việt Nam trở thành dân tộc thiểu số ở Slovakia. “Nếu người Slovakia tiếp nhận chúng tôi, chẳng có gì phải lo ngại, chúng tôi là dân tộc yêu hòa bình, chúng tôi đã sống ở đây lâu, không muốn xung khắc, mà trái lại chúng tôi phải cảm ơn đất nước này, đã cho chúng tôi có thể sống và kinh doanh. Bởi không phải chỉ đòi hỏi quyền lợi gì đó, mà đó còn có cả nghĩa vụ. Nếu chúng tôi sống ở đây vĩnh viễn, thì cần phải tích cực để sao cho chúng ta trở nên gần gũi hơn. Và chúng tôi luôn nỗ lực điều đó. Ví dụ như khi Filipine bị động đất và Slovakia giúp đỡ, cộng đồng Việt Nam chúng tôi cũng đóng góp, chúng tôi quyên góp tiền bạc. Hay như khi miền đông Slovakia bị lũ lụt, chúng tôi cũng gửi mì đến đó. Và tôi tin, rằng có xảy ra chuyện gì chăng nữa trong tương lai, thì mỗi người Việt sống ở đây sẽ đóng góp theo khả năng của mình”. Tương tự như vậy, cũng tương trợ nhau trong phạm vi cộng đồng. “Chúng tôi giúp đỡ đồng hương bằng cách, giải thích cho họ về luật lệ, nếu ai đó đau ốm và cần đi bác sĩ, chúng tôi đi với họ để phiên dịch, bởi mỗi người trong cuộc sống bình thường cũng có những khó khăn nào đó,” ông Cuong giải thích.

Liệu có thành công?

Cảm thấy, rằng chắc sẽ không gặp khó khăn. Như ông Cuong đã nói, cộng đồng Việt Nam không đòi hỏi gì nhiều hơn vượt quá khuôn khổ pháp luật Slovakia về người thiểu số, mà chỉ những gì trong đó. Còn thủ tục tiếp nhận dân tộc thiểu số ở Slovakia diễn ra như thế nào? Vị thế pháp lý, pháp quyền và bảo vệ dân tộc thiểu số, các nhóm sắc tộc ở Cộng hòa Slovakia được ghi trong Hiến pháp CH Slovakia. Cam kết bảo đảm cho họ khả năng phát triển văn hóa của mình và tiếp nhận thông tin bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, tập hợp trong các tổ chức dân tộc, thiết lập và duy trì học vấn và văn hóa, tôn trọng quyền học tập cả bằng ngôn ngữ của họ và sử dụng trong giao tiếp với cơ quan nhà nước. Từ năm 1993 vấn đề này đã được đưa vào Quốc hội CH Slovakia ở tầm ủy ban, hiện nay thuộc phạm vi trách nhiệm của Cao ủy chính phủ về dân tộc thiểu số László Bukovszký.

“Mặc dù ở nước ta không có qui định cụ thể rõ ràng về các bước thủ tục pháp lý, hình thức công nhận qui chế dân tộc thiểu số như thế nào, nhưng chúng tôi biết về hai ví dụ. Năm 2005 theo đề nghị của các đại diện dân tộc thiểu số Nga và năm 2010 của đại diện dân tộc thiểu số Serbia, vấn đề này được công nhận và tiếp nhận làm thành viên Hội đồng chính phủ CH Slovakia về dân tộc thiểu số và nhóm sắc tộc. Cả hai thủ tục tiếp nhận này diễn ra sau khi Viện Hàn lâm Khoa học Slovakia, Viện Nghiên cứu lịch sử và Viện Khoa học Xã hội SAV thể hiện lập trường chuyên môn, ban báo chí Cao ủy chính phủ viết.

Ủy ban này có chức năng là cơ quan cố vấn và cho tới nay có đại diện của 13 dân tộc thiểu số- Bulgary, Czech, Croatia, Hungary, Morava, Đức, Ba Lan, Digan, Rusín, Nga, Serbia, Ukraine và Do Thái. Nếu mọi chuyện ổn thỏa, không lâu nữa sẽ có thêm đại diện thứ mười bốn: Việt Nam.

(David Nguyen- zivot.cas.sk)

 

Lựa chọn vietinfo di động

VietInfo Group

Liên hệ gửi bài: BBT@vietinfo.eu
Liên hệ quảng cáo: quangcao@vietinfo.eu ,
Tel.:+420 777 007 989 (chỉ liên hệ quảng cáo)

Vietinfo.eu được phát hành theo giấy phép và luật thông tin của EU.

Copyright © 2008 - 2023 VietInfo Group

Chọn hiển thị:

Chọn khổ chữ: